Mai anh đào Đà Lạt Prunus cerasoides

Cách trồng :

+ Từ Hạt :thu hái từ quả mai anh đào chín đập vỏ cứng từ hạt có hạt giống bên trong đem ươm vào tủ lạnh hoặc lột vỏ lụa chú ý không để đứt phôi bỏ vào để nơi nhiều ánh sáng nhiệt độ thích hợp từ 15 đến 20 độ C.

+ Từ Cây : cây mua về trồng ở đất màu mỡ ánh sáng nhiều đất phù hợp là đất đỏ bazan, đất xám phù sa cổ, đất mùn núi cao . Nhiệt độ thích hợp mùa hè 34 đến 15 độ C mùa đông phù hợp từ 20 đến - 25 độ C . Cây phù hợp vùng 4 đến vùng 9 theo bộ nông nghiệp Hoa Kỳ.

Theo các nhà chuyên môn, Đà Lạt hiện có nhiều giống Mai Anh đào; trong đó, đặc trưng nhất vẫn là “Mai Anh đào Đà Lạt”. Mai Anh đào Đà Lạt (Prunus Cerasoides) có thân thuộc giống mận mơ (chi Prunus) nhưng hoa thì lại thuộc hoa đơn năm cánh giống hoa mơ nhật bản (hoa mai) . Có lẽ vì điều đó nên loài hoa “vừa là hoa đào lại vừa mai” nhưng gọi tên mai đào thì khó đọc nên người Đà Lạt đã gọi tên là mai anh đào cho dễ gọi tên một cách chính xác là “Mai Anh đào Đà Lạt”.

Nhiều nhà khoa học từ trước đến nay trong các nghiên cứu của mình vẫn nghiêng về xu hướng khẳng định Mai Anh đào Đà Lạt là loài cây bản địa; hơn thế, nó còn là loài cây bản địa của riêng Đà Lạt (ngược lại với xu hướng cho rằng Mai Anh đào Đà Lạt là loài cây di thực từ nước ngoài về), tuy nhiên điều này còn gây tranh luận.[2]

Trong nghiên cứu của ông Nguyễn Thái Hai, một Việt kiều gốc người Đà Lạt, cho biết: Cha của ông (ông Nguyễn Thái Hiến), là người gốc Nghệ An, chuyển vào sống ở Đà Lạt năm 1927. Ông Nguyễn Thái Hiến từng là Giám thị lục lộ, và là người được chính quyền cũ giao nhiệm vụ trồng cây cảnh trong các khuôn viên, dinh thự… Trong khi làm nhiệm vụ trồng hoa, ông Hiến đã phát hiện tại một khu rừng gần ấp Tân Lạc có những cây hoa vừa giống hoa mai và vừa giống hoa đào nên đã đề nghị với chính quyền cho phép ông mang giống hoa này về trồng dọc theo các đường phố trung tâm.[3]Nhưng thực tế đây là loài có nguồn gốc từ dãy núi Himalaya và núi ở Nhật Bản được chim ăn mang theo hạt nên phát triển thành cây mọc tự nhiên ở Đà Lạt